Giỏ hàng

Tổng hợp một số các cây thuốc nam quý, hiếm cho người Việt ( Phần II )

Như bài viết trước phần I danh mục những cây thuốc nam quý, hiếm cho người Việt gồm: Cà gai leo, giảo cổ lam, hà thủ ô, đan sâm, sâm cau. Trong bài viết này sẽ giới thiệu tiếp 5 loại cây thuốc nam quý và hiếm thuộc top những loại cây thuốc nam quý hiếm cho người Việt mà Thái Bảo tổng hợp, mang đến người dùng Việt biết được những dược liệu sạch tốt cho sức khỏe.

Ba kích

Giới thiệu về ba kích

  • Ba kích tên khoa học: Morinda officinalis How ,
  • Tên gọi khác: Ba kích, Ruột gà, Thao tày cáy (Mán), Ba kích thiên, Sáy cáy (Thái), Chầu phóng sì (Tày), Chổi hoàng kim, Chày kiằng đòi (Dao). Thuộc họ Cà Phê (Rubiaceae.)
  • Ba kích có vài chục loài trên thế giới gồm phân lớn là là những cây bụi, gỗ nhỏ hoặc dây leo, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới.
  • Ở Việt Nam hiện đã biết khoảng gần chục loài. Trong số 3 -4 loài dây leo, ba kích là một cây thuốc quan trọng. Ba kích mới chỉ thấy phân bố ở một số tỉnh trung du và miền nùi thấp phía Bắc, bao gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình và Hà Tây. Một vài địa phương khác cũng đã phát hiện thấy cây Ba kích nhưng không đáng kể. Cây còn phân bố ở tình Quảng Tây, Vân Nam…của Trung Quốc.

Tác dụng của ba kích

  • Ba kích có tác dụng làm tăng khả năng giao hợp, đặc biệt đối với những trường hợp giao hợp yếu và thưa.
  • Ba kích có tác dụng tăng cường sức dẻo dai, mặc dầu nó không làm tăng đòi hỏi tình dục, không thấy có tác dụng kiểu Androgen.
  • Ba kích còn có tác dụng hỗ trợ cải thiện hoạt động sinh dục cũng như điều trị vô sinh cho nam giới. Ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt cho tuổi già, cải thiện tình trạng kém ăn, đau mỏi khớp, kém ngủ, mệt mỏi, gầy yếu.
  • Hơn nữa theo tài liệu cổ, ba kích chữa dương thủy di tinh, phong thấp cước khí, gân cốt yếu mềm, lưng gối mỏi đau. Là một vị thuốc bổ trí não và tinh khí, di mộng tinh, phụ nữ kinh nguyệt khồng đều, bệnh phong thấp.

Ba kích có rất nhiều tác dụng bồi bổ sức khỏe

Ráy gai

Mô tả cây ráy gai

  • Ráy gai tên khoa học Lasia spinosa (L.) Thwaites. Hay còn được gọi là củ chóc gai, sơn thục gai, rau mác gai, rau chân vịt, khoai sọ gai, cây cừa, k’lạng đờn (k’Ho) thuộc họ Ráy(Araceae)
  • Ráy gai là một chi nhỏ có 2 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Á, thuộc các nước Ấn độ, Malaysia, Thái lan, Indonesia, Srilanca, Campuchia, Lào, Việt Nam và một phần lãnh thổ phía nam Trung Quốc.
  • Ở Việt Nam, chỉ có một loài là Ráy Gai, phân phố rải rác khắp các địa phương ở vùng đồng bằng, trung du và núi thấp.
  • Ráy gai là loại cây ưa nước, có thể chịu bóng, thường mọc thành đám lớn bờ ao hồ, bờ suối hay kênh rạch. Cây sinh trưởng, phát triển gần như quanh năm, ra hoa quả nhiều và có khả năng đẻ nhánh khỏe. Khi quả chín rụng, phát tán nhờ nước.
  • Việt nam có nguồn ráy gai tương đối dồi dào. Bên cạnh quần thể mọc tự nhiên, người ta còn trồng ráy gai dọc theo bờ ao để tránh xói lở, và tạo thêm nơi trú ngụ cho cá.

Công dụng của ráy gai

  • Ráy gai theo kinh nghiệm dân gian thường được dùng để chữa ho, đau bụng, phù thũng, tê thấp, lưng, đầu gối đau, bàn chân tê buốt, suy gan, di chứng do sốt rét.
  • Ngoài ra xưa kháng chiến ráy gai được dùng để chữa viêm gan, vàng da, cơ thể suy nhược sau khi bị sốt rét có kết quả tốt
  • Ở Trung Quốc, ráy gai được dùng chữa ho, phế nhiệt, nước tiểu vàng đỏ.
  • Ở Malaysia, ráy gai là một thành phần trong bài thuốc chữa ho.
  • Ở Indonesia, nước hãm của rễ dùng cho đàn bà sau khi đẻ, nước sắc rễ và thân chữa các cơn đau thắt.
  • Thân rễ ráy gai có vị cay, tính ấm, có tác dụng tiêu đờm, trừ suyễn như vị bán hạ và thanh nhiệt, giải độc.

Ráy gai có tác dụng tiêu đờm, trừ suyễn như vị bán hạ và thanh nhiệt, giải độc

Mật nhân

Giới thiệu về mật nhân

  • Mật nhân tên khoa học: Eurycoma longifolia, hay còn được gọi là cây bá bệnh, bách bệnh hay hậu phác nam có danh pháp hai phần là Eurycoma longifolia.
  • Đây là loại cây mộc, được biết đến là một vị thuốc dùng trong Đông y
  • Cây thường xuất hiện ở nhiều nơi trải dài khắp cả nước, nhưng phổ biến nhất là ở khu vực các tỉnh Vùng núi và miền Trung, chúng mọc trong các khu rừng thưa, dưới tán các cây gỗ lớn ở vùng Tây Nguyên, Trung Nam bộ như Đak Lak, Ninh Thuận. Loại cây mật nhân này được chúng tôi được chọn lựa kỹ càng, và có dược tính cao hơn so với xuất xứ từ những nước khác.

Công dụng của cây mật nhân

  • Cây mật nhân có khá nhiều công dụng đa dạng, mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng. Một trong những tác dụng đặc biệt nhất của cây mật nhân là tác dụng tăng cường sinh lý nam giới.
  • Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cây mật nhân có tác dụng tăng cường sức khỏe tình dục cho nam giới, kích thích cơ thể tăng tiết hormon giới tính nam một cách tự nhiên, ngăn chặn các dấu hiệu suy giảm khi bước vào độ tuổi trung niên như giảm sự ham muốn, chất lượng sinh hoạt tình dục, xuất tinh sớm…
  • Ngoài ra cây mật nhân còn biết đến  giúp kích thích tiêu hóa, ăn ngủ ngon ,ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các khối u,ngăn ngừa viêm gan B, giảm đau nhức xương, khớp, và hỗ trợ điều trị gout .

Rễ cây mật nhân mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng

Tam thất

Mô tả về cây tam thất:

  • Tam thất tên khoa học là: Panax pseudoginseng, hay còn được gọi là sâm tam thất, kim bất hoán, điền thất nhân sâm là một loài thực vật có hoa trong Họ Cuồng cuồng.
  • Cây tam thất được trồng từ lâu nhưng đối với một lượng ít ở tỉnh Hà giang (Đồng Văn) Lào cai (Mường Khương, Bát xát, Phà Lùng) Cao bằng…tại các vùng núi cao 1.200-1.500m.
  • Cần chọn những nơi sườn núi ít gió mạnh, phải làm giàn che nắng và phải rào để bảo vệ chuột, sóc hay đến ăn củ. Cây tam thất còn được trồng ở Trung quốc. Vân nam, Quảng tây, Tứ xuyên, Hồ bắc, Giang tây. Vân nam trồng nhiều nhất và tam thất Vân nam được coi là tốt nhất

Tác dụng của cây tam thất

  • Tam thất vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào hai kinh can và vị. có tác dụng hành ứ, cầm máu, tiêu thũng dùng chữa thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, đẻ xong máu hôi không sạch, ung thũng, bị đòn tổ thương, thiếu máu nặng, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu ít ngủ.
  • Kinh nghiệm dân gian Tam thất có thể chữa được một số trường hợp như ung thư( Ung thư vú, ung thư máu….
  • Nhân dân coi tam thất là một vị thuốc cầm máu dùng trong các trường hợp chảy máu, bị đánh tổn thương, vì ứ huyết mà sưng đau.

Cây tam thất

Tỏa dương

Giới thiệu về cây tỏa dương

  • Tỏa dương tên khoa học: Balanophora sp. Hay còn được gọi là nấm ngọc cẩu, ngọc cẩu, gió đất, cây cu chó, củ ngọc núi, hoa đất, cây không lá, xà cô, ký sinh hoàn.
  • Cây thuộc họ gió đất: Balanophoraceae
  • Tỏa dương là dạng hình thái tương đối khác biệt trong giới thực vật có hoa.
  • Trên thế giới, có khoảng 20 loài, chúng phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đói châu Á, châu Phi và Australia. Một số loài phân bố cả ở vùng cận nhiệt đới và ôn đới ẩm. Nơi đã phát hiện một trong 3 loài này mọc tập trung nhất là vùng núi Bát Đái Sơn, thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, độ cao khoảng 1600m.
  • Hiện nay đã có 2 loại của gió đất được đưa vào sách đỏ Việt Nam.
  • Nhìn chung, các loài củ gió đất thường chỉ phát hiện thấy trong các loại rừng kín thường xanh ẩm hoặc rừng cây lá rộng núi đá vôi.

Công dụng của Tỏa dương

  • Tỏa dương có rất nhiều công dụng giúp bổ thận táng dương bồi bổ cơ thể, chống viêm, kích thích miễn dịch, chống co giật, an thần, mạnh gân cốt, ôn trung táo thấp.
  • Củ gió đất được nhân dân đại phương dùng làm thuốc bổ, kích thích ăn ngon miệng, chữa đau bụng,  nhức mỏi chân tay, nhất là dùng cho phụ nữa sau sinh, mới ốm dậy chóng lại sức. Dạng dùng thông thường là rượu thuốc.
  • Cây hái về rửa sạch, thái mỏng, sao qua, rồi ngâm rượu với tỉ lệ 1:5, trong một tháng hoặc càng lâu càng tốt. Rượu có màu đỏ sẫm, vị hơi chất đắng.
  • Ở Malaysia, tỏa dương còn được dùng làm thuốc kích dục.

Tỏa dương


Xem thêm Tổng hợp một số các cây thuốc nam quý, hiếm cho người Việt (Phần I )

Danh mục tin tức