Giỏ hàng

Dược liệu Việt Nam và công cuộc khai phá tiềm năng

Dược liệu Việt Nam đa dạng và phong phú. Từ rất lâu đời, con người đã biết dùng các loại lá cây làm thuốc. Sự xuất hiện của các loại thảo dược từ rất xa xưa và đã đi vào đời sống của con người Việt Nam tới tận ngày nay.

Theo thống kê của Viện Dược Liệu, ngành dược liệu Việt Nam đã khám phá ra hơn 5000 loại thực vật và nấm có công dụng làm thuốc. Trong đó có khoảng 70 loài có tiềm năng khai thác và lưu trữ lớn qua các năm. Với sự góp mặt của các loại dược liệu quý như nấm lim xanh, sâm ngọc linh, ba kích, xạ đen…các tổ chức nghiên cứu về thảo dược Việt Nam đã tạo ra hơn 1000 bài thuốc nam khác nhau. Những sản phẩm này mang lại giá trị y học và kinh tế lớn cho cộng đồng Việt Nam cũng như các nhà cung cấp.

Những cơ sở cung cấp nguồn dược liệu uy tín cũng đã thành công trong các mục tiêu tài chính, phát triển hệ thống sản phẩm tới con người Việt Nam trong và ngoài nước. Bên cạnh đó để phát triển tiềm năng của dược liệu, Thủ tướng chính phủ cũng đã công bố quyết định 8 vùng trồng dược liệu sạch Việt Nam phát triển theo hệ thống trong năm 2013. Theo quy hoạch, 8 vùng dược liệu trọng điểm của Việt Nam bao gồm: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Việc quy hoạch 8 vùng trồng dược liệu này cũng trùng khớp với cách phân chia địa lý của Việt Nam theo yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng và sinh thái.

Việc trồng dược liệu bước đầu được chú trọng. Hiện nay các cơ sở cung cấp nguồn Dược liệu quý hiếm đều hướng tới công cuộc cung cấp đúng loại dược liệu, đảm bảo nguồn dược liệu sạch. Với phương thức canh tác, chăm bón, thu hoạch được giám sát chặt chẽ, dược liệu  được trồng theo phương pháp tự nhiên, có thể thu hái quanh năm. Các sản phẩm thuộc các vùng dược liệu  tuy không đẹp về mẫu mã nhưng rất an toàn vì không sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng, không thuốc bảo vệ thực vật mà được sử dụng phân bón hữu cơ để bảo đảm cây sinh trưởng phát triển tốt, không làm ảnh hưởng sức khỏe người trồng và người dùng.

Những nỗ lực của cơ quan có thẩm quyền cũng như các cơ sở trồng dược liệu mong muốn cho đến năm 2030 Việt Nam trở thành đất nước bảo tồn được nguồn dược liệu phong phú, cung cấp ra thị trường trong và ngoài nước những sản phẩm sạch, hạn chế việc nhập khẩu các loại dược liệu không rõ nguồn gốc từ Trung Quốc, đảm bảo cho sức khỏe người tiêu dùng. Việc phát triển ngành dược liệu cũng bắt nguồn từ xu thế phòng bệnh và chữa bệnh của con người hiện nay. Với hệ sinh thái phong phú, Việt Nam nói chung, các tổ chức dược liệu nói riêng dần khám phá hoàn thiện tiềm năng về nuôi dưỡng và phát triển các cây thuốc quý.

Danh mục tin tức